Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Các bước để tiến hành nhập khẩu một lô Phân bón NĐ 108/2017/NĐ-CP


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón, trong đó có quy định mới việc về xuất khẩu và nhập khẩu phân bón.
Theo đó, phân bón xuất khẩu (XK) phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Đối với nhập khẩu (NK) phân bón, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được NK hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác NK thì không cần giấy phép NK.
Tổ chức, cá nhân NK phân bón chưa được công nhận lưu hành thì phải có Giấy phép NK thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 điều 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)
a) Phân bón để khảo nghiệm
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón( Riêng loại này khi nhập cần Giấy phép nhập khẩu và kiểm tra nhà nước)
Khi NK phân bón, tổ chức và cá nhân ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về NK hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón NK hoặc Giấy phép NK phân bón.
Trường hợp ủy quyền NK thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân NK tại cơ quan Hải quan.
Để được cấp Giấy phép NK phân bón, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định tại điều 28 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Các bước để tiến hành nhập khẩu một lô  Phân bón
Yêu cầu: -Phân phải có công nhận lưu hành
                -Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013 ( có hiệu lực hết ngày 20/9/2018)
                -Phân bón có hồ sơ khảo nghiệm trước ngày 20/9/2017( có hiệu lực hết ngày 20/0/2018)
Bước 1: Làm giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước nộp cho hải quan để tạm mang hàng về kho
Bước 2: Trung tâm VietCert sẽ cử chuyên gia xuống lấy mẫu, thử nghiệm, nếu kết quả đạt, Trung tâm chứng nhận CietCert sẽ ra Giấy thông báo kết quả KTNN, Doanh nghiệp sẽ mang ra nộp hải quan để được thông quan.
Nếu muốn phân bón được lưu thông trên thị trường, ta phải chứng nhận hợp quy cho lô phân bón đó, Ta sẽ đến bước 3
Bước 3: VietCert sẽ dựa vào kết quả để cấp giấy chứng nhận Hợp quy cho Doanh nghiệp, Doanh nghiệp mang giấy chứng nhận Hợp Quy lên sở Nông nghiêp và phát triển nông thôn để công bố hợp quy, Sau khi công bố hợp quy, Doanh nghiệp đã có thể đưa lô phân bón đó ra thị trường để buôn bán.


Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU PHÂN BÓN


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón, trong đó có quy định mới việc về xuất khẩu và nhập khẩu phân bón.
Theo đó, phân bón xuất khẩu (XK) phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Đối với nhập khẩu (NK) phân bón, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được NK hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác NK thì không cần giấy phép NK.
Tổ chức, cá nhân NK phân bón chưa được công nhận lưu hành thì phải có Giấy phép NK thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 điều 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)
a) Phân bón để khảo nghiệm
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón( Riêng loại này khi nhập cần Giấy phép nhập khẩu và kiểm tra nhà nước)
Khi NK phân bón, tổ chức và cá nhân ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về NK hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón NK hoặc Giấy phép NK phân bón.
Trường hợp ủy quyền NK thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân NK tại cơ quan Hải quan.
Để được cấp Giấy phép NK phân bón, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định tại điều 28 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Các bước để tiến hành nhập khẩu một lô  Phân bón
Yêu cầu: -Phân phải có công nhận lưu hành
                -Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013 ( có hiệu lực hết ngày 20/9/2018)
                -Phân bón có hồ sơ khảo nghiệm trước ngày 20/9/2017( có hiệu lực hết ngày 20/0/2018)
Bước 1: Làm giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước nộp cho hải quan để tạm mang hàng về kho
Bước 2: Trung tâm VietCert sẽ cử chuyên gia xuống lấy mẫu, thử nghiệm, nếu kết quả đạt, Trung tâm chứng nhận CietCert sẽ ra Giấy thông báo kết quả KTNN, Doanh nghiệp sẽ mang ra nộp hải quan để được thông quan.
Nếu muốn phân bón được lưu thông trên thị trường, ta phải chứng nhận hợp quy cho lô phân bón đó, Ta sẽ đến bước 3
Bước 3: VietCert sẽ dựa vào kết quả để cấp giấy chứng nhận Hợp quy cho Doanh nghiệp, Doanh nghiệp mang giấy chứng nhận Hợp Quy lên sở Nông nghiêp và phát triển nông thôn để công bố hợp quy, Sau khi công bố hợp quy, Doanh nghiệp đã có thể đưa lô phân bón đó ra thị trường để buôn bán.


LỢI ÍCH XÂY DỰNG ISO 9001:2015


Tại sao tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một ý tưởng tốt cho tổ chức của bạn? Các công ty lớn và nhỏ đều đã gặt hái được rất nhiều thành quả và lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn này. Những lợi ích của ISO 9001:2015 không hề là cường điệu một chút nào. Dưới đây là một số lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015:


Lợi ích của ISO 9001:2015

1. Tăng uy tín và hình ảnh trên thị trường, tăng thị phần trong và ngoài nước
2. Quá trình hội nhập tốt hơn
3. Chất lượng và cải tiến liên tục là hoạt động trung tâm của doanh nghiệp
4. Tiếp cận Quản lý rủi ro và cơ hội
5. Giúp tổ chức của bạn đáp ứng việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các quy định hiện hành.
6. Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng
7. Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
8. Lợi nhuận tăng cao hơn do sản xuất hiệu quả, giảm chi phí (giảm lãng phí)
9. Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
10. Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
11. Thúc đẩy sự cải tiến liên tục để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.
12. Cải tiến bằng chứng cho việc ra quyết định
13. Mọi người hiểu rõ hơn vai trò của mình trong công ty, biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc
14. Tăng động lực làm việc và sự tham gia nhiều hơn của nhân viên vào quản lý chất lượng
15.  Một cách tiếp cận tích hợp các hệ thống quản lý. Với cấu trúc mới được áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO mới, tổ chức sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc áp dụng nhiều hệ thống quản lý cùng lúc (tích hợp hệ thống quản lý )
Với 15 lý do để tư vấn chứng nhận ISO 9001:2015 ở trên chắc hẳn đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các lợi ích mà tổ chức có được khi áp dụng ISO 9001:2015



CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, HỢP QUY THÉP TRONG NƯỚC VÀ NHẬP KHẨU


Chúng tôi TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT được Bộ khoa học công nghệ chỉ định là tổ chức giám định đối với ngành khoa học công nghệ trong lĩnh vực giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa là Thép cụ thể:

A. Giám định, chứng nhận thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu
 Phương pháp công bố tiêu chuẩn:
1. Tự công bố tiêu chuẩn theo mẫu trong thông tư 27/2012/TT-BKHCN
2. Thuê tổ chức giám định, chứng nhận chất lượng thép được Bộ khoa học công nghệ chỉ định (cụ thể là Trung Tâm VietCert)
    Trình tự như sau:
          - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng tại Trung Tâm VietCert theo mẫu của chúng tôi cấp.
         - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng theo Mẫu 1/ĐKKT ban hành kèm theo TT 27/2012/TT/BKHCN. Trong 01 ngày  làm việc cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) xác nhận người khai hải quan đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu  trên bản đăng ký của người khai hải quan và người khai hải quan nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

       - Người khai hải quan lấy kết quả kiểm tra chất lượng của VietCert cấp gồm 03 bản gốc, sau đó (01 bản nộp cơ quan Hải quan (nếu cơ quan hải quan yêu cầu),  01 bản nộp Chi cục đo lường chất lượng nơi mở tờ khai, 01 bản lưu tại doanh nghiệp, thời hạn nộp kết quả trong vòng 15 ngày sau kể từ ngày thông quan hàng hóa.


B.  Giám định, chứng nhận thép làm cốt bê tông nhập khẩu và thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước:

- Đối với hàng hóa thép cốt bê tông thuộc nhóm 2 do Bộ khoa học công nghệ quản lý thì bắt buộc phải giám định, chứng nhận chất lượng thép cốt bê tông sản xuất trong nước,  nhập khẩu.

Trình tự như sau:
         - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng tại VietCert theo mẫu của chúng tôi cấp.
        - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng theo Mẫu 1/ĐKKT ban hành kèm theo TT 27/2012/TT/BKHCN. Trong 01  ngày  làm việc cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) xác nhận người khai hải quan đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu  trên bản đăng ký của người khai hải quan và người khai hải quan nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

         - Người khai hải quan lấy kết quả kiểm tra chất lượng của VietCert cấp gồm 03 bản gốc, sau đó (01 bản nộp cơ quan Hải quan (nếu cơ quan hải quan yêu cầu),  01 bản nộp Chi cục đo lường chất lượng nơi mở tờ khai, 01 bản lưu tại doanh nghiệp, thời hạn nộp kết quả trong vòng 15 ngày sau kể từ ngày thông quan hàng hóa.
- Nội dung giám định, chứng nhận thép làm cốt bê tông nhập khẩu và thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước theo QCVN 7:2011/BKHCN theo phương thức 7 đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm hàng hóa


Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - MS.CHÂN - 0903370760

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với các hoạt động chính. Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Theo đó, kể từ ngày 15/4/2010, Đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN.

Liên hệ ngay với Ms Chân để được hỗ trợ chi tiết nhất:
Tel: 0903 370 760

Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:


Ngày 26/07/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về “Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm”.
Thông tư Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2017, tuy nhiên, trước khi văn bản này có hiệu lực, bạn vẫn có thể tham khảo các chỉ tiêu quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT (ban hành kèm Thông tư này) để xây dựng TCCS và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật.
Sau ngày 26/01/2017, khi Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực bạn có thể thực hiện các bước để được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đưa sản phẩm vào danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT “Thức ăn chăn nuôi đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;…“.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định).
- Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh (do Hội đồng khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại thành lập và thực hiện khảo nghiệm).
- Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.